
Tại những nước cộng sản còn lại, các cuộc biểu tình bài tỏ phô trương ước vọng tự do của người dân được chính quyền Mỹ đặcbiệt chú ý. Trong thế kỷ 20, các cuộc biểu tình đòi quyền bình đẳng cho người da đen, cho phụ nữ, các phong trào bảo vệ môi trường, v.v.. thường bắt rễ từ các tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organizations) . Cách nhìn xã hội dân sự như một xúc tác cho các thay đổi chính sách của một quốc gia đã được người Mỹ công nhận và xem như chuyện hiển nhiên. Vì vậy, tuy không nói ra, nhưng chính quyền Mỹ cũng ngầm mong là xã hội dân sự tại các nước độc tài sẽ tạo môi trường thuận lợi cho tự dodân chủ phát triển.
Nhưng xã hội dân sự là gì? Việt
Định nghĩa của xã hội dân sự thay đổi tùy theo chiều rộng hoặc chiều dài của từ ngữ. Ở cái nhìn rộng nhất, xã hội dân sự bao gồm mọi nhóm và mọi hoạt động không bị ràng buộc bởi chính quyền: các hội kinh doanh, các tổ chức tôn giáo, tổ chức chính trị, tổ chức truyền thông, báo chí tư nhân, hội từ thiện, câu lạc bộ, v.v.. Riêng hoặc chung, tất cả các tổ chức này đều góp phần giúp phát triển đặc tính đa nguyên của xã hội và ảnh hưởng đến quan hệ của xã hội và chính quyền.
Vì chính quyền Việt Nam lúc nào cũng tìm cách dập tắt các tổ chức chính trị, bài viết này sẽ chỉ dùng một phần định nghĩa của xã hội dân sự để chú trọng vào các tổ chức thiện nguyện, phi chính trị, có thể phát triển được tại Việt Nam hiện giờ.
Các nhà xã hội học đều công nhận rằng sự hiện diện của các tổ chức phi chính phủ thường là dấu hiệu tiến nhanh của xã hội. Khi đất nước càng được tự do, các tổ chức phi chính phủ càng có cơ hội nắm lấy một số chức năng mà chính quyền trong quá khứ độc quyền quản lý (thí dụ như các công tác xây cầu ở vùng sâu, vùng xa; ủy lạo nạn nhân bão lụt, câu lạc bộ thể thao, v.v..) Trong tương lai, những tổ chức phi chính phủ lại còn có tiềm năng trở thành các tiếng nói chung, có ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi chính sách quốc gia. Vì các lý do trên, tuy chủ trương không làm chính trị (hoặc ít nhất là không làm chính trị một cách lộ liễu), các tổ chức ấy có thể giúp mở rộng môi trường hoạt động chính trị tại Việt
Mặc dù vậy , nhiều chính trị gia và các nhà hoạt động dân chủ tại hải ngoại thường chỉ nhận xét hời hợt, lướt qua, hoặc thậm chí làm ngơ trước sự hiện diện của các tổ chức phi chính phủ, phi chính trị tại Việt Nam.
Có ba nguyên nhân cho sự thiếu sót này.
Thứ nhất - Người ta xét đoán sai lầm là hiện nay tại Việt
Vì quan niệm trên, mọi khích động trong xã hội – như phong trào biểu tình đòi đất đai, đình công v.v..- thường được xem (nhầm) là tín hiệu của tiến trình phát triển dân chủ thay vì nhìn nhận chúng chỉ là phong trào đòi quyền lợi (không liên quan gì đến chính trị) của người dân.
Những ai có về Việt
Thứ hai - Người ta thường xem xã hội dân sự tại Việt
Thứ ba - Nhầm lẫn thứ ba thường vấp phải trong cái nhìn về xã hội dân sự là khi người ta cho rằng chính quyền và xã hội lúc nào cũng có sự xung đột. Xã hội dân sự thường được định nghĩa là một lực đối chọi với chính phủ. Vì mọi cải cách chính trị là vấn đề ăn thua giữa người dân và chính phủ nên xã hội dân sự càng ngày càng phải được tách rời ra khỏi chính quyền, càng ngày càng phải đương đầu trực tiếp với chính quyền.
Kế hoạch trên tuy “cần” nhưng không “đủ” để phát triển hữu hiệu xã hội dân sự tại Việt
Trên thực tế thì trong một chế độ toàn trị không có biên giới rõ rệt giữa chính quyền và xã hội. Ngược lại, chính phủ xâm nhập vào xã hội để uốn nắn nó. Mặc dù chúng ta nỗ lực tăng thêm sự tách rời giữa chính phủ và xã hội, ít nhất là trong thời điểm này, khi lằn ranh còn mù mờ, chúng ta cần phải tìm thêm một chính sách, kế hoạch và phương tiện hoạt động toàn diện hơn.
Sự phát triển của xã hội dân sự trong tiến trình tự do hóa Việt
Tại Trung Quốc, luật thuế má chung cho mọi công dân đã mở đầu cho một khái niệm mới. Người dân Trung Quốc nhận thức được sự thay đổi chổ đứng của mình: từ “đầy tớ của Đảng” sang “chủ nợ” của chính phủ. Họ đã bắt đầu đòi hỏi chính phủ phải có trách nhiệm làm sáng tỏ và báo cáo các chi thu. Các câu lạc bộ phụ nữ lúc đầu được thành lập để trao đổi kiến thức quản lý gia chánh từ từ mở rộng hoạt động thành các phong trào chống chính sách một con. Nhiều tổ chức bảo vệ môi trường cũng lên tiếng phanh phui các vụ tham nhũng có liên quan đến công trình khai thác lâm sản. Gần đây nhất, khi chính quyền Trung Quốc ban lệnh giới hạn mỗi nhà chỉ được nuôi một con chó, các hội bảo vệ súc vật đã phản ứng mạnh mẽ. Nhìn chung thì những tổ chức xã hội trên tuy có khi được xem là cánh tay nối dài của chính phủ, nhưng chỉ có chúng là có môi trường thuận lợi để gióng tiếng nói thay đổi chính sách quốc gia.
Nhìn một cách xa hơn, các tổ chức này – tạm xem như những phương tiện liên hệ giữa xã hội và chính quyền - còn có thể đem lại nhiều mối lợi cho quá trình phát triển tự do chính trị. Khi có những đảng viên thức tỉnh, nhận thấy và mong muốn thay đổi, họ có nhiều triển vọng củng cố chổ đứng của mình hơn nếu họ có thể tạo được liên minh với các thành phần, tổ chức trong xã hội dân sự có cùng quan điểm. Vào thập niên 80 ở Trung Quốc, thành phần tiến bộ trong chính phủ đã liên kết với các tầng lớp trí thức trong xã hội để chống đảng. Những người tiên phong cho việc xây dựng một xã hội dân sự cần nhận thức được quy tắc cốt yếu của phong trào phát triển tự do là: những thay đổi nào có được sự đồng ý của chính quyền – cho dù chỉ là đồng ý ngầm - sẽ có nhiều cơ hội tồn tại và thành công hơn là các tổ chức bị cấm đoán.
Albert Einstein từng nói: “Chúng ta không thể giải quyết vấn đề với cùng một cách suy nghĩ khi tạo ra nó”[2] Một số ý kiến đưa ra trong bài này có thể tạo sự khó chịu, bất đồng, có khi còn dẫn đến sự giận dữ từ người đọc. Tuy nhiên, đã đến lúc chúng ta cần thay đổi cách nhìn sự việc, các lý thuyết, các giới hạn của khuôn khổ hành động [3] để xã hội dân sự tại Việt
Huỳnh Khôi
12/4/2006
1 comment:
google check rank seo optimise backlink service how to build backlinks
Post a Comment